Bảo hiểm Bắt buộc

Lợi ích quan trọng nhất của bảo hiểm là bảo vệ tài sản cho bạn trước rủi ro về cháy nổ, giúp bạn có chi phí để có thể thay thế tài sản bị thiệt hại.

Theo đó, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định tại Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 97/2021/NĐ-CP (thay thế Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP).

Mức phí này được áp dụng đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định: Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.


    Mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm.

    Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm có một số thay đổi, đơn cử như:

    – Rạp chiếu phim (điểm 5.2): 0,1% (hiện hành là 0,15% (điểm 3.2));

    – Cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (khoản 14): 0,5% (hiện hành là 0,35% (khoản 12));

    – Nhà máy nhiệt điện (điểm 17.1): 0,15% (hiện hành là 0,1% (điểm 15.1));

    – Nhà máy thủy điện và một số nhà máy điện khác (điểm 17.2): 0,12% (hiện hành là,07%(điểm 15.2));

    Đồng thời bổ sung một số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ với tỷ lệ phí bảo hiểm/năm như sau:

    – Công trình tàu điện ngầm (khoản 12): 0,1% và 0,12%;

    – Đài kiểm soát không lưu (điểm 12.3): 0,08%;…         

    Xem chi tiết mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 97/2021/NĐ-CP.

    Nghị định 97/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 23/12/2021.

    Bảng tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho một số cơ sở thông dụng

    STTMỘT SỐ DANH MỤC CƠ SỞ  THÔNG DỤNGTHEO NGHỊ ĐỊNH 23/2018/NĐ-CPTỉ lệ phíbảo hiểm/năm
    ANhà ở/văn Phòng/Cửa Hàng
    1Chung cư có hệ thống PCCC tự động Speringker, Khác sạn, Nhà Khách0.05%
    2Chung cư không có hệ thống PCCC tự động Speringker, Khác sạn, Nhà Khách0.1%
    3Trụ sở Cơ quan, Văn Phòng làm việc0.05%
    4Siêu thị, Cửa hàng Bách Hoá, Showroom tại Trung tâm thương mại0.08%
    5Trường học, Bệnh viện, Phòng khám0.05%
    6Nhà Hàng ăn uống0.15%
    BKho Hàng Hoá
    1Kho hàng thực phẩm, máy móc thiết bị0.1%
    2Kho bia rượu, nước giải khát0.1%
    3Kho hàng nông sản0.1%
    4Cửa hàng bán lẻ xăng dầu, gas0.3%
    CNhà máy sản xuất công Nghiệp
    1Nhà máy sản xuất cấu trúc kim loại và cấu kiện lắp sẵn0.15%
    2Nghành chế biến và sản xuất nông sản, thực phẩm đóng gói0.15%
    3Gara ô tô (có dịch vụ sửa chữa)0.15%
    4Nhà máy sản xuất thiết bị điện0.15%

    (phí bảo hiểm thanh toán +10% VAT)


      Bảo Hiểm Cháy Nổ Chung Cư 

      Căn hộ Chung Cư, Nhà chung Cư thuộc đối tượng cần phải mua bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 và cập nhật mới nhất theo Nghị định 97/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 23/2018/NĐ-CP

      Mức phí bảo hiểm cháy nổ chung cư

      Mức phí bảo hiểm cháy nổ áp dụng cho đối tượng Nhà chung cư được quy định tại Khoản 9, Phụ lục II Nghị định 23/2018/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm hàng năm được quy định như sau:

      Tên danh mục cơ sở theo Nghị địnhTỉ lệ phí bảo hiểm/năm(%)
      Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (springkler)0,05%
      Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (springkler)0,1%

      Ví dụ minh hoạ: Khách hàng A mua bảo hểm cháy nổ cho căn hộ Central Park, căn hộ trên có giá 3,3 tỷ (giá căn hộ theo hợp đồng mua bán)

      Phí bảo hiểm cháy nổ là: 0.05% x 3,3 tỷ = 1.650.000

      Thuế VAT 10%: 165.000

      Tổng thanh toán: 1.650.000 + 165.000 = 1.815.000 VNĐ

      Như vậy phí bảo hiểm cháy nổ 1 năm cho căn chung cư của khách hàng A là 1.815.000 VNĐ

      Một số lưu ý (theo hướng dẫn từ Nghị định 23)

      Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm; thông thường gồm có:

      Giá trị xây dựng tòa nhà, nhà xưởng

      Trang thiết bị phụ trợ gắn liền tòa nhà (hầm giữ xe, thang máy, hệ thống điện nước……..)

      Giá trị máy móc thiết bị

      Giá trị hàng hóa thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên vật liệu (Kho hàng). Cách tính giá trị kho hàng tham gia bảo hiểm là dựa trên giá trị tồn kho trung bình dự kiến trong 1 năm.

      Tổng giá trị tài sản được thể hiện trong danh mục tài sản đính kèm khi cấp đơn bảo hiểm.

      –    Trường hợp số lượng tài sản thường xuyên tăng giảm thì số tiền bảo hiểm có thể được xác định theo giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa:

      –    Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận.

      Bên mua bảo hiểm  được hạch toán chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.


        Mức khấu trừ bồi thường

        Là số tiền mà Người mua bảo hiểm tự chịu trong mỗi sự cố. Mức khấu trừ này phụ thuộc vào giá trị tài sản tham gia bảo hiểm, được quy định tại Nghị định 23,cụ thể như sau:

        Giá trị tài sản mua bảo hiểmMức Khấu trừ 
        Tới 2 tỷ đồng4.000.000 đ
        Từ trên 2 tỷ – 10 tỷ10.000.000 đ
        Từ trên 10 tỷ – 50 tỷ20.000.000 đ
        Từ trên 50 tỷ – 100 tỷ40.000.000 đ
        Từ trên 100 tỷ – 200 tỷ60.000.000 đ
        Từ trên 200 tỷ – 1000 tỷ100.000.000 đ