Chi trả Bồi thường

Đối tượng của bảo hiểm cháy nổ không chỉ là những cơ sở về vật chất, hạ tầng mà còn là những nơi có khả năng gây thiệt hại lớn đối với xã hội như các nơi tập trung đông dân cư, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng, chung cư, nhà ga, rạp chiếu phim…

Quy trình bồi thường này áp dụng cho các loại hình bảo hiểm tài sản khác như bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Quy trình chung này áp dụng cho các vụ bồi thường trong tất cả các vụ tổn thất lớn nhỏ. Mọi vấn đề thắc mắc vui lòng để lại comment bên dưới để được giải đáp. Với kinh nghiệm bồi thường bảo hiểm cháy nổ nói riêng và bảo hiểm tài sản nói chung chúng tôi luôn tự tin là nhà bảo hiểm uy tín hàng đầu của Việt Nam.

Dưới đây là một quy trình bồi thường liên quan đến bảo hiểm cháy nổ, bạn đọc có thể tham khảo.


    Viết tắt và giải thích về bồi thường bảo hiểm cháy nổ

    SttViết tắtViết đầy đủ và giải thích
    1BPGĐBộ phận giám định: bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác giám định bảo hiểm kỹ thuật (*)
    2BPBTBộ phận bồi thường: bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường bảo hiểm kỹ thuật (*)
    3BPKTBộ phận khai thác: bộ phận được giao nhiệm vụ khai thác bảo hiểm (*)Ghi chú: (*) Do đặc điểm tổ chức và phân cấp giám định bồi thường của từng đơn vị khác nhau, cho nên có thể một bộ phận cụ thể nào đó trong đơn vị sẽ kiêm nhiệm cả hai hoặc ba chức năng trên. Giám đốc các đơn vị của Bảo hiểm cần xác định rõ trong  chức năng nhiệm vụ của bộ phận đó.
    4KTVKhai thác viên: Người được giao nhiệm vụ khai thác bảo hiểm (**)
    5GĐVGiám định viên: là người có đủ năng lực, phẩm chất được Công ty, đơn vị phân công làm công tác giám định. GĐV phải thuộc danh sách đã được đơn vị đề xuất và được Công ty công nhận (**)
    6BTVBồi thường viên: là người có đủ năng lực, phẩm chất được Công ty, đơn vị phân công làm công tác giải quyết bồi thường (**)Ghi chú: (**) Do đặc điểm tổ chức và phân cấp giám định bồi thường của từng đơn vị khác nhau, cho nên có thể một người cụ thể nào đó trong đơn vị sẽ kiêm nhiệm cả hai hoặc ba chức danh trên. Giám đốc các đơn vị Bảo hiểm cần xác định rõ trong  mô tả công việc của từng cán bộ.
    7NĐPCNgười được phân công
    8NĐUQNgười được ủy quyền

    Diễn giải quy trình bồi thường bảo hiểm cháy nổ

    5.2.1   Tiếp nhận hồ sơ giám định, hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường

    BTV/ NĐPC có trách nhiệm:

    Tiếp nhận hồ sơ giám định vụ tổn thất từ BPGĐ hoặc hồ sơ bồi thường trên phân cấp.

    Có trách nhiệm cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi bồi thường theo mẫu 24.3 – 01 để theo dõi vụ việc.

    Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc

    Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ

    5.2.2.1 Trong phân cấp: BTV/ NĐPC có trách nhiệm

    Đề nghị Bộ phận kế toán của Bảo hiểm xác nhận về tình trạng thanh toán phí bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm theo mẫu 24.3 – 06

    Căn cứ vào loại hình tham gia bảo hiểm cháy nổ, quy tắc bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm liên quan đến hồ sơ khiếu nại, BTV/ NĐPC phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của Hồ sơ giám định và khiếu nại đòi bồi thường của khách hàng đồng thời xem xét tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không theo những cơ sở sau :

    Những hạng mục được bảo hiểm, địa điểm và thời hạn được bảo hiểm?

    Tổn thất xảy ra có phải là bất ngờ và không lường trước được không?

    Phạm vi bảo hiểm và/hoặc những điểm loại trừ

    Việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của Người được bảo hiểm tài sản

    Trong trường hợp Hồ sơ giám định không nêu cụ thể phần thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì BTV/ NĐPC phải tính toán bóc tách những phần thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nếu còn thiếu chứng từ tài liệu để làm rõ thì cần yêu cầu khách hàng, đơn vị tính toán và/hoặc cung cấp bổ sung bằng văn bản.

    Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc

    5.2.2.2 Trên phân cấp: BTV/ NĐPC có trách nhiệm

    Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của Hồ sơ giám định và hồ sơ khiếu nại đòi bồi thường của khách hàng do Đơn vị gửi về Bảo hiểm .

    Trường hợp chưa đủ chứng từ tài liệu theo quy định của hợp đồng hoặc quy tắc bảo hiểm thì BTV/ NĐPC phải làm văn bản hướng dẫn Đơn vị cung cấp bổ sung và hoàn thiện đúng quy định

    Thời gian thực hiện: 5 ngày làm việc


       5.2.3 Trình, duyệt bồi thường

      5.2.3.1 Trong phân cấp: BTV/ NĐPC có trách nhiệm:

      Xác định trách nhiệm bảo hiểm và đề xuất phương án giải quyết trên cơ sở hồ sơ đã đầy đủ hợp pháp và hợp lệ.

      Trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm, BTV/ NĐPC lập Tờ trình Lãnh đạo theo mẫu 24.3 – 02 trình TGĐ/ Người có thẩm quyền theo phân cấp/ GĐ Đơn vị xem xét từ chối bồi thường bảo hiểm.

      Trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm, BTV/ NĐPC lập Tờ trình Lãnh đạo theo mẫu 24.3 – 02 hoặc Tạm ứng bồi thường không quá 50% giá trị ước thuộc trách nhiệm (nếu có) trình TGĐ/Người có thẩm quyền theo phân cấp/ GĐ Đơn vị phê duyệt phương án giải quyết.

      Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc

      5.2.3.2 Trên phân cấp: BTV/ NĐPC có trách nhiệm:

      Lập Tờ trình Lãnh đạo theo mẫu 24.3 – 02 đề xuất phương án giải quyết trình Công ty xem xét (lưu ý: gửi kèm toàn bộ hồ sơ gốc nếu Đơn vị được ủy quyền giám định) và chịu trách nhiệm về đề xuất của mình

      Trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm, BTV/ NĐPC lập Tờ trình Lãnh đạo theo mẫu 24.3 – 02 xin ý kiến phê duyệt của TGĐ/Người có thẩm quyền theo phân cấp. Sau đó BTV/ NĐPC gửi văn bản hướng dẫn Đơn vị Thông báo từ chối bồi thường bảo hiểm.

      Trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm, BTV/ NĐPC lập Tờ trình Lãnh đạo theo mẫu 24.3 – 02 hoặc Tạm ứng bồi thường không quá 50% giá trị ước thuộc trách nhiệm (nếu có) trình TGĐ/Người có thẩm quyền theo phân cấp phê duyệt phương án giải quyết. Sau khi nhận được quyết định giải quyết của Lãnh đạo, BTV/NĐPC soạn văn bản trả lời Bảo hiểm đồng thời hướng dẫn Đơn vị. Thông báo bồi thường cho khách hàng.

      Trường hợp vụ việc phức tạp dễ xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, Phòng Tài sản kỹ thuật sẽ đề xuất lấy ý kiến hoặc tham khảo ý kiến của các Bộ phận liên quan trong Công ty, sau đó tổng hợp đề xuất Lãnh đạo công ty phương án giải quyết.

      Thời gian thực hiện: Không quá 7 ngày làm việc

      Lưu ý:

      Trường hợp có thỏa thuận bằng văn bản, hồ sơ khiếu nại phải được xem xét bồi thường đúng thời hạn.

      Trường hợp không có thỏa thuận bằng văn bản, thì thực hiện theo thời hạn quy định của pháp luật là 15 ngày kể từ ngày xác nhận đủ hồ sơ

      5.2.4 Thông báo phương án bồi thường

      5.2.4.1 Trong phân cấp: BTV/ NĐPC có trách nhiệm

      Sau khi nhận được phê duyệt giải quyết của TGĐ/ Người có thẩm quyền theo phân cấp/ GĐ Đơn vị, BTV/ NĐPC lập và Trưởng BPBT ký Thông báo bồi thường gửi khách hàng theo mẫu 24.3 – 03 và kèm theo mẫu BM.24.3 – 04 hoặc soạn văn bản Thông báo từ chối bồi thường bảo hiểm cháy nổ.

      Trong những vụ tổn thất có công tác thu đòi người thứ ba, BTV/ NĐPC có trách nhiệm yêu cầu khách hàng ký văn bản chấp thuận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại theo mẫu 24.3 – 04 và/hoặc cung cấp các bằng chứng Bảo hiểm đã bảo lưu được quyền khiếu nại cho PJICO.

      Đối với những trường hợp khách hàng không chấp thuận phương án giải quyết thì BTV/ NĐPC cần thu thập công văn của khách hàng nêu lý do khiếu nại và các bằng chứng đính kèm. Sau khi nhận được đầy đủ tài liệu bổ sung của khách hàng, tùy theo từng nội dung vụ việc cụ thể BTV/ NĐPC sẽ áp dụng các bước và đề  xuất phương án giải quyết như một vụ khiếu nại thông thường của quy trình này.

      Thời gian thực hiện: Không quá 2 ngày

      5.2.4.2 Trên phân cấp: BTV/ NĐPC có trách nhiệm

      Sau khi nhận được phê duyệt giải quyết của TGĐ/ Người có thẩm quyền theo phân cấp, BTV/ NĐPC lập và Trưởng BPBT ký văn bản trả lời Đơn vị phương án phê duyệt giải quyết hoặc Thông báo bồi thường gửi khách hàng theo mẫu 24.3 – 03 kèm theo mẫu BM.24.3 – 04 hoặc hướng dẫn Đơn vị trả lời khách hàng nếu từ chối bồi thường bảo hiểm cháy nổ

      Những vụ tổn thất có công tác thu đòi người thứ ba, BTV/ NĐPC hướng dẫn Đơn vị có trách nhiệm yêu cầu khách hàng ký văn bản chấp thuận bồi thường và chuyển quyền khiếu nại theo mẫu 24.3 – 04 và/hoặc cung cấp các bằng chứng Người được bảo hiểm đã bảo lưu được quyền khiếu nại cho PJICO.

      Đối với những trường hợp khách hàng không chấp thuận phương án giải quyết thì BTV/ NĐPC hướng dẫn Đơn vị cần thu thập công văn của khách hàng nêu lý do khiếu nại và các bằng chứng đính kèm. Sau khi nhận được đầy đủ tài liệu bổ sung của khách hàng, tùy theo từng nội dung vụ việc cụ thể BTV/ NĐPC sẽ áp dụng các bước và đề  xuất phương án giải quyết như một vụ khiếu nại thông thường của quy trình này

      Thời gian thực hiện: Không quá 3 ngày

      5.2.5 Thanh toán bồi thường/ phí giám định

      Sau khi nhận được văn bản của khách hàng thông báo chấp thuận bồi thường và phương thức thanh toán thì BTV/ NĐPC lập Bản thanh toán bồi thường theo mẫu 24.3 – 05 và lập Hồ sơ thanh toán bồi thường theo mẫu BM.24.3 – 07 chuyển sang Bộ phận kế toán.

      Trường hợp Bộ phận Kế toán không có ý kiến gì thì số tiền bồi thường sẽ được chuyển cho khách hàng trong vòng 3 ngày. Sau khi chuyển tiền Bộ phận Kế toán phải sao gửi ủy nhiệm chi có xác nhận của Ngân hàng cho BPBT để thông tin cho khách hàng.

      BTV/ NĐPC có trách nhiệm đề xuất phương án thanh toán phí giám định trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận được thông báo thu phí.

      Sau khi bồi thường, BTV/ NĐPC có trách nhiệm sao gửi hồ sơ thu đòi Tái bảo hiểm theo mẫu 24.3 – 08 về Bảo hiểm để thu đòi tái bảo hiểm theo đúng Quy trình tái bảo hiểm.

      BTV/ NĐPC có trách nhiệm lập thủ tục thế quyền đòi bồi thường người thứ 3 trình Lãnh đạo công ty, Đơn vị

      Thời gian thực hiện: Không quá 7 ngày

      5.2.6 Hoàn chỉnh, lưu trữ hồ sơ bồi thường

      Sau khi thanh toán bồi thường cho khách hàng, BTV/ NĐPC lập Hồ sơ thông báo tái bảo hiểm chuyển sang NĐPC theo dõi tái bảo hiểm của đơn vị/ Phòng tái bảo hiểm theo quy định về tái bảo hiểm.

      Trường hợp phải tiến hành các công tác sau bồi thường như thu đòi, thanh lý tài sản,… thì sau khi thanh toán bồi thường bảo hiểm cháy nổ:

      BTV/NĐPC có trách nhiệm lập Tờ trình trình lên Trưởng BPBT.

      Trưởng BPBT đề xuất phương án xử lý với TGĐ/ GĐ đơn vị.

      Sau khi hoàn tất công tác giải quyết bồi thường và các công việc liên quan thì BTV/ NĐPC có trách nhiệm cập nhật thông tin vào Sổ theo dõi bồi thường theo mẫu 24.3 – 01 để theo dõi vụ việc và lưu trữ Hồ sơ bồi thường theo quy định.

      Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ bao gồm:

      SttTên tài liệuMã hiệu           Nơi lưuThời hạn lưu
      01Thông báo tổn thất  BM.24.2 – 01BPBT10 năm
      02Sổ theo dõi tổn thất  BM.24.2 – 02BPBT10 năm
      03Báo cáo nhanhBM.24.2 – 03BPBT10 năm
      04Biên bản hiện trườngBM.24.2 – 04BPBT10 năm
      05Báo cáo giám định sơ bộBM.24.2 – 05BPBT10 năm
      06Báo cáo giám định cuối cùngBM.24.2 – 06BPBT10 năm
      07Phiếu giao nhận hồ sơ bồi thườngBM.24.2 – 07BPBT10 năm
      08Sổ theo dõi bồi thườngBM.24.3 – 01BPBT10 năm
      09Tờ trình bồi thườngBM.24.3 – 02BPBT10 năm
      10Thông báo bồi thường bảo hiểm cháy nổBM.24.3 – 03BPBT10 năm
      11Giấy chấp thuận bồi thường và thế quyềnBM.24.3 – 04BPBT10 năm
      12Bản thanh toán bồi thường/ phí GĐBM.24.3 – 05BPBT10 năm
      13Hóa đơn chứng từ  liên quan BPBT10 năm
      14Bản xác nhận nộp phí bảo hiểmBM.24.3 – 06BPBT10 năm
      15Hồ sơ thanh toán bồi thường/phí GĐBM.24.3 – 07BPBT10 năm
      16Hồ sơ thu đòi tái bảo hiểmBM.24.3 – 08BPBT10 năm

       Biểu mẫu bồi thường bảo hiểm cháy nổ

      STTMã hiệuTên biểu mẫu
      01BM.24.3 – 01Sổ theo dõi bồi thường
      02BM.24.3 – 02Tờ trình Lãnh đạo
      03BM.24.3 – 03Thông báo bồi thường
      04BM.24.3 – 04Giấy chấp thuận bồi thường và thế quyền
      05BM.24.3 – 05Bản thanh toán bồi thường
      06BM.24.3 – 06Bản đề nghị xác nhận nộp phí bảo hiểm
      07BM.24.3- 07Hồ sơ thanh toán bồi thường
      08BM.24.3- 08Hồ sơ thu đòi tái bảo hiểm